Storytelling là phương pháp viết bài kể chuyện đã rất quen thuộc với dân làm content. Nhiều nhãn hàng, thương hiệu đã gặt hái được những thành quả to lớn bằng cách tạo ra những câu chuyện chạm đến cảm xúc khách hàng. Vậy cụ thể Storytelling là gì? Làm sao để tạo ra một Content Storytelling thu hút? Cùng Remaps Media tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Storytelling là gì?
Storytelling có nghĩa là kể chuyện. Trong lĩnh vực Marketing, Storytelling nghĩa là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện có liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp tới thương hiệu. Từ đó người đọc, người xem câu chuyện cảm thấy có động lực để thực hiện mong muốn của nhãn hàng, doanh nghiệp.

Mỗi marketer, mỗi thương hiệu, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách kể chuyện khác nhau vì đối tượng khách hàng tiếp nhận câu chuyện là khác nhau. Chính vì lý do đó, các hình thức để kể chuyện, tạo ra một Storytelling là không giới hạn. Từ viết bài, hình ảnh, video quảng cáo… Sự đa dạng của hình thức Storytelling cũng giống như sự đa dạng khi làm content marketing.
Một số hình thức Storytelling phổ biến nhất
Ở phần tiếp theo của bài viết, Remaps Media sẽ giới thiệu một số thuật ngữ liên quan đến Storytelling cũng chính là những kiểu kể chuyện phổ biến nhất khi làm marketing.
Brand Storytelling
Brand Storytelling nghĩa là câu chuyện thương hiệu. Khi đó, doanh nghiệp sẽ mang đến khán giả câu chuyện có nội dung về quá trình tạo ra, xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhằm mục đích giúp khách hàng cảm thấy đồng cảm với câu chuyện và cảm thấy giá trị từ những sản phẩm bạn tạo ra hoặc bạn đại diện.

Một ví dụ chắc chắn bạn đã nghe qua đó chính là câu chuyện ra đời của thương hiệu Microsoft. Văn phòng đầu tiên chỉ là một gara để xe cũ, thiết bị đầu tiên chỉ là một cái máy tính thô sợ… Những chi tiết này tạo nên động lực và giá trị to lớn của Microsoft ngày nay. Đây là ví dụ dễ hiểu nhất về Brand Storytelling.
Digital Storytelling
Digital Storytelling là kiểu kể chuyện có sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số kết hợp nhiều phương tiện nội dung khác nhau. Ví dụ như: Hồi ký điện tử, phim tài liệu kỹ thuật số, kể chuyện tương tác…

Data Storytelling
Data Storytelling là hình thức kể chuyện thông qua các số liệu thực tế (thường là những con số nói lên thành tựu của nhãn hàng và doanh nghiệp). Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào doanh nghiệp. Các con số thông qua Storytelling cũng trở nên có giá trị và bớt khô khan hơn.
Visual Storytelling
Visual Storytelling là hình thức kể chuyện bằng hình ảnh. Thường là sử dụng nghệ thuật nhiếp ảnh, thiết kế hình minh họa hoặc dựng video. Nhờ đó câu chuyện sinh động và gần gũi với khách hàng hơn. Lối kể chuyện Visual Storytelling tác động đến mọi giác quan của khán giả. Từ xem video, lắng nghe câu chuyện và cảm nhận ý nghĩa của nó. Vậy nên giá trị của hình thức Storytelling bằng hình ảnh rất cao.
Những lợi ích của Storytelling là gì?
Storytelling là lối kể chuyện thật, tường thuật là những sự kiện đã xảy ra nên độ chân thực và độ tin cậy rất cao. Nó rất khác với những lời hoa mỹ hay phóng đại của content quảng cáo. Vậy nên Storytelling mang đến những giá trị rất khác biệt.
Storytelling giúp tiếp cận khách hàng tốt hơn
Thời đại ngày nay, khách hàng tràn ngập trong các thông tin quảng cáo nên họ rất nhạy cảm và thường có tâm lý ngờ vực cũng như không dễ tin vào những gì doanh nghiệp nói. Vì thế Storytelling đem đến lối kể chuyện thật và chạm đến cảm xúc của khách hàng một cách tự nhiên nhất.
Từ đó, những câu chuyện, những con số hay những mong muốn của thương hiệu sẽ được khán giả tiếp nhận một cách tốt nhất. Đặc biệt khi câu chuyện khiến họ thấy đồng cảm và muốn chia sẻ.
Truyền tải thông điệp marketing một cách tinh tế
Khi đã kiến tạo được cảm xúc của khách hàng mục tiêu, câu chuyện mà nhãn hàng tạo ra sẽ được đi xa hơn nữa. Từ đó, những thông điệp, những hành động mà doanh nghiệp muốn khán giả thực hiện sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Tuy nhiên để xây dựng một câu chuyện chạm vào cảm xúc của khách hàng không phải là điều đơn giản. Trước hết, bạn cần thấu hiểu sản phẩm, thương hiệu, nhãn hàng. Sau đó mới dùng Brand Voice (tiếng nói thương hiệu) để truyền tải thông điệp một cách hay nhất.
“Bí kíp” tạo ra một Storytelling chạm đến cảm xúc khách hàng

Để tạo ra một Storytelling thành công, bạn nên tuân thủ theo quy tắc G.R.E.A.T, cụ thể như sau:
GREAT là viết tắt của 5 cụm từ đại diện cho bản chất của một Storytelling: Glue – Reward – Emotion – Authentic – Target.
– Glue (sự gắn kết): Câu chuyện bạn đưa đến phải có sự liên kết với người đọc, người xem, khiến cho khán giả tin và những thứ bạn chia sẻ. Đừng nói những gì không ai muốn nghe.
– Reward (thành tựu): Đây có thể là giải thưởng mà bạn đạt được, là những đích đến bạn đã vượt qua thành công. Điều này mang đến tính tin cậy cho câu chuyện.
– Emotion (cảm xúc của câu chuyện): Bạn cần làm cho sự kiện trở nên thú vị và mang ý nghĩa nhất định. Hạn chế những chi tiết rườm rà, vô bổ.
– Authentic (tính xác thực, chân thực, đáng tin cậy của câu chuyện).
– Target (nhắc đến mục tiêu): Câu chuyện nào cũng cần một cái kết và thông điệp để gửi đi. Đây chính là điều quan trọng nhất của bất kỳ hình thức hay chiến dịch marketing nào.
Hướng dẫn các bước để xây dựng một Storytelling hoàn chỉnh
Bước 1: Tìm ra góc nhìn của thương hiệu/nhãn hàng/nhân vật chính
Bước 2: Xác định đối tượng lắng nghe câu chuyện của bạn và xây dựng thông điệp câu chuyện
Bước 3: Phác thảo cốt truyện
Bước 4: Chọn hình thức truyền tải câu chuyện (video, hình ảnh hay bài viết)
Bước 5: Dùng tiếng nói thương hiệu để tạo nên câu chuyện hoàn chỉnh
Bước 6: Truyền tải câu chuyện đến mọi người và ghi nhận phản ứng của khán giả.
Lời kết
Trên đây là những giải thích chi tiết của Remaps Media về Storytelling là gì. Đây là một hình thức marketing không mới nhưng đem lại hiệu quả cực kỳ cao. Vậy nên nếu muốn chạm đến cảm xúc của khách hàng bằng những giá trị chân thực nhất, hãy tham khảo hình thức làm marketing này.
Đăng ký tư vấn chi tiết tại đây
ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG REMAPS MEDIA
(Phone, Fanpage, Zalo, Linkedin)
TƯ VẤN VÀ THỰC THI CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP
Có thể bạn quan tâm:
- MÔ HÌNH 4P TRONG MARKETING LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA MARKETING 4P ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
- SMS MARKETING LÀ GÌ? CÁCH TRIỂN KHAI SMS MARKETING TỐI ƯU NHẤT
- 6 CÔNG THỨC VIẾT CONTENT CHINH PHỤC KHÁCH HÀNG