MA TRẬN SWOT VÀ 4 BƯỚC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN

MA TRẬN SWOT VÀ 4 BƯỚC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN

Ma trận SWOT là công cụ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trước khi đưa ra chiến lược marketing phù hợp. Một Ma trận SWOT tổng quan sẽ là căn cứ hữu ích giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, Marketing thành công, tận dụng tối đa các lợi thế và khắc phục các rủi ro cho doanh nghiệp.

KHÁI NIỆM VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA MA TRẬN SWOT

Khái niệm

Ma trận SWOT được đặt tên theo viết tắt tiếng Anh của 4 từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Đây là mô hình phân tích tình hình thị trường, hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp theo kiểu ma trận, được sử dụng để đánh giá một cách tổng quan về lợi thế cạnh tranh, bất lợi, đối thủ của một doanh nghiệp hay một tổ chức cụ thể trong tình hình thị trường ở hiện tại và tương lai. Để từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng một kế hoạch kinh doanh, chiến lược mở rộng/thu hẹp, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới…

MA TRẬN SWOT VÀ 4 BƯỚC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN
MA TRẬN SWOT VÀ 4 BƯỚC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN

Lập ma trận SWOT thường là bước đầu tiên trước khi thực hiện kế hoạch marketing, kinh doanh cho doanh nghiệp.

Sự ra đời của ma trận SWOT

Ma trận SWOT xuất hiện lần đầu trong những năm 60-70, sau quá trình nghiên cứu sự thất bại của các công ty trong việc thực hiện kế hoạch đề ra. Một nhóm các nhà khoa học gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie đã tiến hành khảo sát tại Viện Nghiên cứu Standfor đối với 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn. Sơ khởi, ma trận SWOT được Albert cùng các cộng sự của mình đặt với tên SOFT – bao gồm 4 yếu tố chính:

  • Satisfactory (Thỏa mãn) – điểm tốt ở hiện tại;
  • Opportunity (Cơ hội) – Điểm tích cực trong tương lai;
  • Fault (lỗi) – yếu tố tiêu cực ở hiện tại;
  • Threat (Nguy cơ) – yếu tố tiêu cực trong tương lai.

Sau đó đến năm 1964, SOFT được mang đến giới thiệu tại Zurich Thuỵ Sĩ, Albert cùng các cộng sự của mình đã đổi  Fault thành W (Weakness) và từ đó ma trận SWOT chính thức ra đời. Phiên bản đầu tiên của ma trận SWOT được thử nghiệm và ra mắt công chúng từ 1966 nhưng phải đến năm 1973 mới đưa vào sử dụng chính thức tại J.W.French Ltd. Vào đầu năm 2004 ma trận được hoàn thiện và công nhận hiệu quả trong việc đưa ra những đánh giá, nhận định về tình hình, mục tiêu của tổ chức mà không cần phụ thuộc vào tư vấn hay các nguồn lực tốn khác.

Phân tích SWOT là gì?

Về cơ bản thì phân tích  SWOT chính là phân tích các yếu tố Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats). Từ đó mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về tình hình thị trường, cạnh tranh để có thể xác định được hướng đi mới cho doanh nghiệp.

  • S – Strengths (Điểm mạnh): Đặc điểm nội tại tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ.
  • W – Weaknesses (Điểm yếu): Các yếu tố mà doanh nghiệp đang yếu thế hơn so với đối thủ.
  • O – Opportunities (Cơ hội): Điểm sáng, nguồn lực ngoài mà doanh nghiệp có thể khai thác, tận dụng để giành lợi thế trên thị trường
  • T – Threats (Thách thức): Điểm tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.

CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích các điểm mạnh từ nội bộ.

Điểm mạnh trong ma trận SWOT là các yếu tố những gì mà doanh nghiệp đang làm tốt, có lợi thế vượt trội hơn hoặc khác biệt đặc trưng của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành còn lại trên thị trường. Điểm mạnh của doanh nghiệp có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, yếu tố như: tài chính, dòng vốn, nguồn lực nhân sự, thương hiệu, nền tảng công nghệ, uy tín trong mắt khách hàng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đánh giá một cách khách quan và không quá “tự tin” vào các lợi thế của mình so với đối thủ. Điều quan trọng là các điểm mạnh phải thật sự mạnh và hỗ trợ tạo ra giá trị cho khách hàng, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Một số câu hỏi giúp doanh nghiệp xác định đúng điểm mạnh của họ có thể là:

  • Những việc mà doanh nghiệp đang làm tốt là gì?
  • Những yếu tố nào khiến doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ?
  • Nguồn lực nội bộ hiện tại: Kỹ năng, kiến thức, chuyên môn, tư duy của tập thể
  • Tài sản hữu hình, thiết bị, máy móc, nguồn lực hỗ trợ vô hình, phát minh, sáng chế, kỹ thuật, nền tảng công nghệ của doanh nghiệp hiện tại đang có gì?

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích các điểm yếu từ trong nội tại.

Trái ngược với các điểm mạnh, điểm yếu trong ma trận SWOT là những yếu tố mà hiện tại doanh nghiệp chưa đáp ứng được so với mong đợi của khách hàng, hoặc đang thua kém so với đối thủ cạnh tranh.

Những yếu tố đó có thể là về thương hiệu mới, doanh nghiệp còn non trẻ, yếu tố về nhân lực, con người hoặc hệ thống mục tiêu, chiến lược… yếu thế của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với sự cung ứng của thị trường.

Một số câu hỏi giúp doanh nghiệp xác định đúng điểm yếu của mình có thể là:

  • Những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, chưa có giải pháp cải thiện?
  • Đâu là điểm mà khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp?
  • Những vấn đề thường được đề cập trong các review đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp là gì?
  • Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
  • Những nguồn lực, tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì không?

Tương tự như việc nhìn nhận các điểm mạnh, khi tìm hiểu về điểm yếu bạn cũng phải có cái nhìn tổng quan và khách quan. Cân nhắc các điểm yếu có thật sự ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay không?  Có những điểm yếu nào mà người khác thấy mà bạn không nhận ra? Hãy nhìn nhận đúng nhất về các yếu điểm của mình.

Bước 3: Nghiên cứu và đánh giá các lợi thế trên thị trường.

Các yếu tố cơ hội đến từ bên ngoài mà doanh nghiệp không thể can thiệp hay thay đổi. Khái niệm về yếu tố cơ hội chỉ đến các điểm sáng, xu hướng thuận lợi trên thị trường có thể mang đến cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh nào đó.

Một số câu hỏi giúp doanh nghiệp xác định đúng các cơ hội của mình trên thị trường là:

  • Sự phát triển của công nghệ, thị trường đang mang lại lợi thế gì cho doanh nghiệp?
  • Những xu hướng truyền thông, tiếp cận nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi khách hàng?
  • Xu hướng hành vi của khách hàng thay đổi trong thời đại công nghệ hiện nay có lợi với doanh nghiệp như thế nào?
  • Phương pháp tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng là gì?
  • Những kênh quảng cáo, truyền thông nào đang sở hữu tiềm năng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác?

Bước 4: Nghiên cứu và đánh giá điểm bất lợi trên thị trường.

Yếu tố cuối cùng của phân tích ma trận SWOT là Threat – Thách thức, rủi ro hoặc các mối nguy tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

Một số yếu tố thị trường có thể mang đến rủi ro cho doanh nghiệp như: biến động thị trường, thay đổi chính quyền, luật pháp, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng do nhiều yếu tố khách quan… mà doanh nghiệp phải đối mặt và không thể lường trước được, như thay đổi môi trường pháp lý, biến động thị trường, gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

Và nếu cần xây dựng một ma trận SWOT cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với Remaps Media qua hotline 0941996578. Chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ Quý khách hàng xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả với các bước đánh giá tổng thể, toàn diện nhất.

Đăng ký tư vấn chi tiết tại đây

ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG REMAPS MEDIA

☎ Hotline 24/7: 0941996578

(Phone, Fanpage, Zalo, Linkedin)

TƯ VẤN VÀ THỰC THI CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP

One thought on “MA TRẬN SWOT VÀ 4 BƯỚC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN

  1. Pingback: PROFILE DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? CÓ CẦN THIẾT KHÔNG? -

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *