Content đóng vai trò là chìa khóa thành công trong các chiến dịch quảng cáo. Nhưng liệu có công thức viết content nào giúp nội dung của bạn hấp dẫn và chinh phục được khách hàng không? Cùng Remaps Media bỏ túi 6 bí kíp viết content qua bài viết sau nhé!
Công thức viết content AIDA

Công thức viết content AIDA được viết tắt bởi 4 từ tiếng Anh là Attention, Interest, Desire và Action. 4 thuật ngữ này sẽ tương ứng với 4 giai đoạn mà người dùng trải qua để đưa ra quyết định mua hàng.
Công thức viết content này được hình thành dựa vào 3 nguyên tắc của nhà quảng cáo nổi tiếng Elias St. Elmo Lewis. Theo đó, một quảng cáo tốt là khi nó thu hút được người đọc, khiến họ quan tâm và bị thuyết phục.
Sáng tạo nội dung dựa trên công thức viết content AIDA sẽ giúp bạn có thể tác động nhiều hơn tới tâm lý và hành vi của khách hàng mục tiêu trong quá trình mua hàng, từ đó kích thích sự tò mò, thúc đẩy ham muốn sở hữu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.
Cụ thể thì công thức viết content AIDA được triển khai trên 4 yếu tố sau:
1. Attention (thu hút sự chú ý)
Trong thời đại ngày nay, một nội dung chỉ có khoảng 3 giây để gây ấn tượng cho người đọc. Vì vậy, mục tiên đầu tiên của một bài quảng cáo là thu hút sự chú ý của người đọc một cách sâu sắc.
Khách hàng bị thu hút vào quảng cáo sẽ khiến họ dừng lại theo dõi, tò mò về thương hiệu và sẵn sàng đọc tiếp về những gì bạn đang muốn truyền tải. Nhiệm vụ này được gói gọn trong câu tiêu đề của một bài viết.
2. Interest (tạo ra sự quan tâm)
Khi đã tạo được sự thu hút từ độc giả, nội dung bài viết cần khích lệ họ quan tâm đến thương hiệu và sản phẩm. Ở phần này, những luận điểm hay về lợi ích, tính năng độc đáo của sản phẩm hay một câu chuyện hấp dẫn về thương hiệu sẽ là cách tốt nhất để khơi gợi hứng thú của khách hàng.
3. Desire (kích thích ham muốn)
Không chỉ dừng lại việc giới thiệu sản phẩm tới khách hàng hay khiến họ quan tâm đến thương hiệu; nhiệm vụ của người viết content còn là giúp người đọc nhận ra lý do vì sao họ nên/cần mua sản phẩm/dịch vụ.
Để khách hàng chuyển đổi từ yêu thích sang mong muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ, trước hết bạn cần đưa ra những lợi ích nổi bật của sản phẩm; những vấn đề nào của người dùng sẽ được giải quyết khi họ sử dụng sản phẩm này.
Cuối cùng là những minh chứng thực tế về chất lượng như nhận xét về trải nghiệm thực tế của khách hàng đã sử dụng, đánh giá từ chuyên gia trong ngành, giấy chứng nhận,… cần được cung cấp đầy đủ. Những yếu tố này không chỉ củng cố niềm tin vào lợi ích của sản phẩm mà còn giúp loại bỏ những rào cản tâm lý khi đưa ra quyết định mua hàng.
4. Action (kêu gọi hành động)
Khi đã có đủ mong muốn sản phẩm/dịch vụ của nhãn hàng thì mục tiêu cuối cùng của bài viết là thúc đẩy để khách hàng tiềm năng hành động ngay lập tức. Có thể là click vào trang đích để trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ, đăng ký email nhận thông tin, liên hệ với hotline để được tư vấn hay mua sản phẩm.
Lưu ý: Công thức viết content AIDA được sử dụng trong hầu hết các hình thức quảng cáo từ trước đến nay, cho dù là online hay offline. Tuy nhiên hạn chế của công thức AIDA chính là nó chỉ khai thác được tâm lý mua hàng ở mức độ đơn giản.
Vậy nên những bài quảng cáo dựa trên công thức viết content này sẽ có hiệu quả nhất với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Còn với những sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao thì khách hàng sẽ cần rất nhiều thời gian để cân nhắc, so sánh trước khi đưa ra quyết định mua hàng nên một vài bài quảng cáo thôi là chưa đủ.
Hiểu rõ và áp dụng thuần thục 4 giai đoạn theo công thức viết content AIDA trong chiến lược Content Marketing là một trong những phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp thu hút, thuyết phục và thúc đẩy hành động tích cực từ nhóm khách hàng mục tiêu của mình.
Công thức viết content PAS

Công thức PAS là tên viết tắt của 3 từ: Problem (vấn đề) – Agitate (kích thích) – Solve (giải pháp). Để xây dựng nội dung theo công thức PAS cần áp dụng các bước sau:
1. Problem (trình bày vấn đề)
Trước hết, bạn cần hiểu được vấn đề khách hàng đang gặp phải, từ đó nêu lên tầm quan trọng của nó. Điều bạn cần làm là miêu tả rõ ràng, cụ thể và đơn giản về vấn đề đó, khơi gợi nỗi đau của khách hàng. Làm sao để người đọc hoàn toàn đồng ý với vấn đề đưa ra và kéo xuống xem phần tiếp theo trong bài viết của bạn.
2. AGITATE (khuấy động, kích động)
Khi khách hàng đã nhận thức rõ ràng về vấn đề họ đang gặp phải thì việc tiếp theo bạn cần làm là xát muối vào nỗi đau đó. Khiến họ ngập chìm trong các cảm xúc tiêu cực từ bồn chồn, băn khoăn đến sợ hãi. Hãy làm sao cho vấn đề của họ đã nhận thức trở nên trầm trọng đến mức họ không thể làm ngơ được nữa.
3. SOLUTION (giải pháp)
Khi gặp phải vấn đề, người ta sẽ cần một giải pháp để thoát ra khỏi tình trạng đó. Đây là lúc để bạn chứng minh cho họ thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ mang đến giải pháp biến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.
Lưu ý: Có rất nhiều ví dụng về công thức viết content PAS mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra trong các TVC hay các bài PR mà chúng ta thường gặp hàng ngày. Công thức PAS sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho những nhãn hàng mang lại giải pháp tốt cho khách hàng và được khách hàng đón nhận. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi nếu nhãn hàng cố tình dùng PAS để đánh lừa người tiêu dùng, khi phát hiện sẽ gây nên hiệu quả khó lường, thậm chí là quay lưng và ghẻ lạnh.
Khi sử dụng công thức viết content PAS, hãy biến hóa nó sao cho phù hợp với mục tiêu của bạn chứ đừng lạm dụng dẫn đến những sai lầm không đáng có.
Công thức viết content FAB

Tương tự như các công thức viết content đỉnh cao ở trên, đây là công thức áp dụng để xây dựng nội dung cho sản phẩm khá hay, tập trung tối đa vào lợi ích chứ không nhấn mạnh nhiều vào tính năng. Sử dụng công thức FAB giúp bạn nhanh chóng có được doanh thu khi khách hàng mục tiêu đã nhận ra vấn đề và họ cần một giải pháp vượt trội.
FAB là viết tắt của Feature – Advantages – Benefit
1. Feature (tính năng): những gì sản phẩm của bạn có thể làm
2. Advantages (ưu điểm): sản phẩm của bạn sẽ đem lại những lợi ích gì
3. Benefit: những điều mà người đọc mong muốn
Công thức viết content 3S (hoặc SSS)

1. Star (ngôi sao)
Ngôi sao ở đây là nhân vật chính hay trọng tâm trong câu chuyện mà bạn muốn xoay quanh. Nhân vật ngôi sao có thể là bất cứ ai, từ người nổi tiếng, khách hàng cho đến người sáng lập. Nhưng điều quan trọng là nhân vật này phải có thật để tạo niềm tin cho khách hàng.
Trong một số trường hợp, Star có thể là chính sản phẩm để đem lại cái nhìn rõ nét hơn về giá trị và tính chất của sản phẩm mà thương hiệu muốn truyền tải.
2. Story (câu chuyện)
Khi đã có nhân vật là ngôi sao, điều tiếp theo bạn cần là sáng tạo nên câu chuyện để dẫn dắt độc giả theo chân nhân vật ngôi sao đó. Cụ thể là quá trình khó khăn khi bắt đầu lập nghiệp của Founder, hành trình trải nghiệm sản phẩm của khách hàng hoặc công đoạn sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh để đến tay khách hàng.
3. Solution (giải pháp)
Tại bước này, người đọc sẽ được chứng kiến giải pháp và hành động ngôi sao cần phải làm để thoát ra khỏi tình cảnh khó khăn đã được nêu ra ở phần story. Người làm content phải khéo léo lồng ghép sản phẩm/dịch vụ ở đây và đưa ra lời kêu gọi, thúc giục khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự.
Công thức viết content ACCA

Công thức ACCA được xem như một phương pháp sáng tạo kết hợp giữa hai mục đích quảng cáo và tuyên truyền. Vì vậy, công thức viết content ACCA thường được các nhãn hàng sử dụng để quảng bá những chiến dịch và sự kiện với mục đích xã hội cộng đồng. Theo đó, người viết sẽ trình bày luận điểm để thuyết phục người đó với 4 nội dung sau:
1. Awareness (nhận thức)
Ở phần mở đầu, người viết có thể mô tả thực trạng hoặc vấn đề chung nào đó để nâng cao nhận thức người đọc. Đưa ra hậu quả của nó hiện diện trên diện rộng mà có thể người đọc cũng chưa biết tới. Mục đích của phần mở bài này là thu hút sự chú ý của người đọc.
2. Comprehension (hiểu)
Tiếp theo, bạn cần phân tích vấn đề ở nhiều khía cạnh và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Điều này giúp người đọc hình dung cụ thể hơn với khơi gợi sự quan tâm tới vấn đề.
3. Conviction (phán quyết)
Dựa trên sự hiểu biết và quan tâm đã được xây dựng ở trên, tại bước này bạn cần khơi gợi được mong muốn đóng góp hoặc làm một điều gì đó để giải quyết vấn đề từ người đọc. Hiệu quả nhất là khi bạn khiến họ cảm thấy mình cũng có trách nhiệm và phải hành động để khắc phục thực trạng được nêu ra ở đầu bài.
4. Action (hành động)
Bước cuối cùng là lời kêu gọi hành động. Đó có thể là hướng dẫn người đọc click vào liên kết để tìm hiểu thêm về chương trình hay cung cấp số hotline để khuyến khích khách hàng liên hệ.
Có thể thấy ACCA không chỉ dừng lại là một công thức dành cho dân quảng cáo tiếp thị với trọng tâm là nâng cao sự hiểu biết, cung cấp thông tin rõ ràng cho người đọc. Phương pháp sáng tạo content này còn được áp dụng rộng rãi trong cả văn bản báo chí.
Công thức viết content BAB
The Bridge Model (mô hình bắc cầu) chắc chắn là một trong những công thích viết content được yêu thích bởi nó là một chiến thuật cực kỳ đơn giản và rất dễ để áp dụng.
Áp dụng công thức BAB, bạn có thể dễ dàng thu hút độc giả dừng lại ở bài viết ngay lập tức với 3 thành phần chính sau:
1. Before (trước): hiện trạng của khách hàng trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ
2. After (sau): hiện trạng của khách hàng khi đã dùng sản phẩm/dịch vụ
3. Bridge (cầu nối): cầu nối giải quyết vấn đề của khách hàng
Tại phần này, người viết cần nêu bật lợi ích và hiệu quả của sản phẩm/dịch vụ cần quảng cáo.
Công thức BAB được sử dụng rộng rãi, nhất là trong ngành sản phẩm làm đẹp, có sự thay đổi rõ rệt như spa, làm tóc, mỹ phẩm,… Công thức viết content này cho thấy kết quả ngay khi sử dụng sản phẩm, gia tăng niềm tin của khách hàng tiềm năng vào giải pháp mà bạn muốn quảng cáo.
Công thức viết content 4C

4C được xem là công thức chung cho tất cả các tiêu chí cần và đủ để tạo nên một bài content hay thu hút khách hàng. Trong những trường hợp bí ý tưởng, 4C là một giải pháp tối ưu giúp bạn xây dựng một bài viết hiệu quả. Công thức 4C này bao gồm 3 yếu tố:
1. Clear (rõ ràng)
Người viết cảm đảm bảo bài viết rõ ràng, giúp người đọc hiểu được. Bên cạnh đó, để thông điệp được truyền tải một cách hiệu quả, tuyệt đối không sử dụng những ngôn ngữ khiến người đọc hiểu lầm thông điệp của bài viết đó.
2. Concise (súc tích)
Súc tích không đồng nghĩa với ngắn gọn. Thay vào đó bạn cần hiểu chính xác là viết nội dung một cách hoàn chính với các câu từ cô đọng. Ngoài ra, câu chữ sử dụng đảm bảo không dư thừa và không lặp từ hay sử dụng những cụm từ không cần thiết.
3. Compelling (thuyết phục)
Một bài content thành công sẽ mang đến lượt tương tác, quan tâm từ người đọc vì nó chứa đựng sự thú vị và có tính thuyết phục. Bài viết cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người đọc.
4. Credible (đáng tin)
Yếu tố đáng tin cậy trong content vô cùng quan trọng. Mặc dù khách hàng thường có xu hướng hoài nghi nhưng người viết content giỏi cần biết cách để giải quyết được vấn đề đó, tức là tìm cách để tạo ra một bài viết đáng tin cậy.
Một số cách khá hiệu quả mà bạn có thể áp dụng như:
– Trích lời dẫn của các chuyên gia đầu ngành. Điều này được xem là giải pháp khá hiệu quả do người đọc thường có xu hướng tin vào lời nói của chuyên gia.
– Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp, dẫn đầu thị trường.
Lời kết
Trên đây là 6 công thức viết content đơn giản mà hiệu quả, áp dụng được cho nhiều ngành nghề khác nhau. Các bạn nhớ đón đọc những bài viết về kiến thức và xu hướng marketing được đăng tải định kỳ tại website remapsmedia.vn nhé!
Đăng ký tư vấn chi tiết tại đây
ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG REMAPS MEDIA
(Phone, Fanpage, Zalo, Linkedin)
TƯ VẤN VÀ THỰC THI CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP
Có thể bạn quan tâm:
- MÔ HÌNH 4P TRONG MARKETING LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA MARKETING 4P ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
- SMS MARKETING LÀ GÌ? CÁCH TRIỂN KHAI SMS MARKETING TỐI ƯU NHẤT
- SEO WEBSITE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT