Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau thế nào?

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu theo đúng luật trí tuệ hiện hành sẽ giúp doanh nghiệp có được giải pháp phát triển thương hiệu tối ưu, hiệu quả nhất.

KHÁI NIỆM

Để phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu, trước hết ta cần nắm khái niệm của cả hai

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau thế nào?
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau thế nào?

Thương hiệu

Thương hiệu (Brands) – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Nhãn hiệu 

Nhãn hiệu (Trademarks) được pháp luật Việt Nam tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009 và 2019) định nghĩa như sau: “Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.” Định nghĩa này trùng với định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về nhãn hiệu.

Nhãn hiệu đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp định vị sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ cần được bảo vệ và căn cứ pháp lý để bảo hộ nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

PHÂN BIỆT THƯƠNG HIỆU VÀ NHÃN HIỆU DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN

Thứ nhất, về tính hữu hình của nhãn hiệu và thương hiệu

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu đơn giản nhất là dựa trên tính hữu hình. Nhãn hiệu là những dấu hiệu có thể nhận biết được thông qua các giác quan. Nhãn hiệu có thể là chữ cái, ký hiệu, từ ngữ, hình vẽ, màu sắc, hình ảnh, âm thanh hoặc là sự kết hợp giữa các yếu tố đó, được thể hiện bằng các cách thức khác nhau.

Thương hiệu thì khác, thương hiệu không có hình dạng, màu sắc nhận biết như nhãn hiệu. Khi nói đến thương hiệu của một sản phẩm, người ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến những yếu tố đặc trưng tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó. Những yếu tố đặc trưng bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, có thể kể đến như hình dạng, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng…

Thứ hai, phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu qua cách thức bảo hộ

Nhãn hiệu là đối tượng được pháp luật bảo hộ, được quy định quyền sở hữu và có định nghĩa rõ ràng trong luật. Khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và được cấp giấy chứng nhận.

Còn thương hiệu thì không thuộc nhóm đối tượng điều chỉnh của

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu qua cách thức bảo hộ
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu qua cách thức bảo hộ

luật và không được pháp luật bảo hộ. Nhận diện của thương hiệu sẽ do khách hàng tự quyết định thông qua quá trình sử dụng, trải nghiệm và đánh giá sản phẩm. Những cảm nhận, thái độ và nhận xét của người tiêu dùng khi nghĩ đến sản phẩm chính là những nhân tố cấu thành nên thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp đó.

Thứ ba, về giá trị của nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu được xem là tài sản của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục đăng ký và được cơ quan sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Thương hiệu thì không thể được định giá một cách dễ dàng bởi nó là thành quả của cả một quá trình. Việc định giá thương hiệu cần được thực hiện bởi một tổ chức dịch vụ định giá thực hiện, và thông thường nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tại các phân khúc thị trường, khả năng tài chính, nhu cầu thị trường và mức độ cạnh tranh.

Nhãn hiệu có thể bị bắt chước bằng cách này hay cách khác nhưng thương hiệu thì không thể bắt chước hay làm giả được. Bởi thương hiệu là tất cả những gì người tiêu dùng nghĩ đến khi nghe về sản phẩm, bao hàm nhiều yếu tố đặc trưng nhưng không cố định ở mỗi khách hàng.

Thứ tư, phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu dựa trên sự hình thành

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu còn được dựa trên sự hình thành của cả hai. Nhãn hiệu được xác định bởi Cục Sở hữu Trí Tuệ, được hình thành dựa trên sự sáng tạo của cá nhân, tổ chức quy định cho sản phẩm/dịch vụ của mình để phân biệt với sản phẩm/dịch vụ của người khác.

Thương hiệu của doanh nghiệp được hình thành phải trải qua thời gian dài tiếp cận với khách hàng, mất nhiều thời gian, công sức và tiền của để xây dựng. Quá trình xây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng trải qua nhiều bước với nhiều điểm chạm để doanh nghiệp ghi lại những ấn tượng tốt, định hình thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Để đạt được những điều đó, doanh nghiệp cần xác định đúng nhóm khách hàng trọng tâm, xây dựng sứ mệnh thương hiệu và khảo sát kỹ thương hiệu trong thị trường.

Thứ năm, phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu dựa theo tính lâu bền

Nhãn hiệu có thể thay đổi thường xuyên hoặc biến mất theo thị hiếu của khách hàng hoặc thay đổi định hướng của doanh nghiệp, nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, khi sản phẩm mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại thì nhãn hiệu cũng sẽ không còn tồn tại nữa.

Trái ngược với nhãn hiệu, thương hiệu thường bền vững lâu dài và có thể tồn tại mãi mãi trong tâm khí khách hàng ngay cả khi sản phẩm không còn tồn tại nữa. Bất kể khi nào, khách hàng vẫn còn cảm nhận tốt khi nhắc đến sản phẩm thì sản phẩm đó vẫn còn thương hiệu.

phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu dựa theo tính lâu bền
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu dựa theo tính lâu bền

TỔNG KẾT

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc bảo hộ nhãn hiệu tốt, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu tối ưu. Tại Remaps Media, chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình trên thị trường, tránh để nhãn hiệu bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

 

Đăng ký tư vấn chi tiết tại đây

ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG REMAPS MEDIA

☎ Hotline 24/7: 0941996578

(Phone, Fanpage, Zalo, Linkedin)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN VÀ THỰC THI CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP

LIÊN HỆ TƯ VẤN CHI TIẾT DỊCH VỤ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *