Thương hiệu là gì? Đó là một trong những câu hỏi bạn dễ dàng gặp phải ở bất cứ đâu. Thương hiệu là một trong những tài sản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có được. Để xây dựng được thương hiệu mạnh đòi hỏi không ít thời gian, sức lực của doanh nghiệp.
Để biết được thương hiệu là gì và các xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
Thương hiệu là gì?
Định nghĩa

Thương hiệu được hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa như sau: “A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers” – Thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ yếu tố nào khác để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của những người bán khác nhau.
Ý nghĩa của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Thương hiệu giúp nhận diện doanh nghiệp
Thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhờ thương hiệu mà mức độ nhận diện doanh nghiệp, sản phẩm của người dùng được rộng rãi hơn và tạo ra sự khác biệt và tăng độ cạnh tranh so với những sản phẩm khác.
Thương hiệu giúp thu hút khách hàng tiềm năng
Một thương hiệu rõ ràng sẽ giúp người dùng đặt niềm tin và dành nhiều sự ưu tiên hơn khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu sẽ không cần mất nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng vì khách hàng sẽ chủ động tìm đến doanh nghiệp khi đã có sự tin tưởng.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường
Trong cùng một ngành nghề sẽ xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Mỗi doanh nghiệp đều sở hữu những đặc tính nổi bật để khách hàng dễ nhận biết. Tuy vậy, đối với các doanh nghiệp có thương hiệu chiếm được lòng tin của người dùng, họ sẽ ít phải lo lắng đến vấn đề cạnh tranh vì doanh nghiệp đã có tệp khách hàng trung thành và những đối tác lâu dài.
Thương hiệu và nhãn hiệu có gì khác nhau?

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn bởi sự thiếu rõ ràng trong nhiều định nghĩa. Thương hiệu chính là tài sản to lớn, vô hình mà doanh nghiệp cần phải xây dựng nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.
Nhãn hiệu là các yếu tố hữu hình bao gồm từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình đa chiều tồn tại trong thời gian ngắn và được thay đổi linh động tùy theo xu hướng và nhu cầu của thị trường.
Nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ trong vòng 10 năm, tuy nhiên có thể gia hạn và được đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ. Ngược lại, thương hiệu dù không nhận được sự bảo hộ bởi pháp luật nhưng giá trị không bị giới hạn theo thời gian, bởi đó là thành quả của cả một quá trình lâu dài xây dựng và phát triển.
9 yếu tố cơ bản của một thương hiệu

#1 La bàn thương hiệu (Brand Compass)
La bàn thương hiệu là yếu tố giúp xác định hướng đi cho doanh nghiệp. Bao gồm 5 phần: mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu nhằm tóm tắt một cách khái quát về bức tranh thương hiệu mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Với la bàn thương hiệu, bạn có thể vạch ra một kế hoạch cụ thể để đạt được mục đích cuối cùng của doanh nghiệp.
#2 Văn hóa công ty (Company Culture)
Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người là văn hóa doanh nghiệp. Đây là điều doanh nghiệp luôn ưu tiên xây dựng nhằm truyền cảm hứng cho toàn thể nhân viên và là yếu tố quyết định thời gian gắn bó của họ với tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp phù hợp, môi trường làm việc thân thiện, gần gũi hòa đồng và có chính sách – đãi ngộ tốt sẽ giúp nhân viên tăng năng suất làm việc cũng như thu hút được nhiều ứng củ viên sáng giá. Chính điều này tạo nên thương hiệu về môi trường làm việc đáng mơ ước của doanh nghiệp.
#3 Tính cách thương hiệu (Brand Personality)
Tương tự như tính cách con người, tính cách thương hiệu bao gồm những đặc trưng, đặc điểm nhận dạng và hành động gắn liền với thương hiệu. Tính cách thương hiệu sẽ dễ dàng được nhận ra bởi những khách hàng trung thành. Tính cách thương hiệu sẽ dễ dàng thu hút những khách hàng có cùng sự tương đồng về lối suy nghĩ.
#4 Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)
Đây là bản mô tả về quy trình chiến lược của doanh nghiệp với một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Kiến trúc thương hiệu cần được thiết lập ngay từ khi bắt đầu để phát triển, mở rộng thị phần và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kiến trúc thương hiệu giúp người dùng tiếp cận và tương tác với những gì liên quan đến thương hiệu. Một kiến trúc thương hiệu sẽ bao gồm sự kết nối chặt chẽ giữa tên, biểu tượng, màu sắc trong hình ảnh, cách sắp xếp, chủ đề,… được truyền tải đến khách hàng. Đây được xem là giá trị giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất tiếp thị một cách tốt nhất.
#5 Tên thương hiệu và slogan (Brand Name & Tagline)
Tên thương hiệu và slogan được ví như 2 gương mặt đại diện của doanh nghiệp. Tên thương hiệu cần mang ý nghĩa với người sáng lập, cộng đồng, hoặc mang thông điệp truyền tải về sản phẩm đến với khách hàng.
Slogan có thể chứa toàn bộ những thông điệp hoặc mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên quá trình đặt tên và sáng tạo ra được slogan cho doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian.
#6 Hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Identity)
Gồm những logo, hình ảnh, khẩu hiệu,… giúp khẳng định thương hiệu ở mọi lúc, mọi nơi. Nói cách khác, hệ thống nhận diện thương hiệu là những gì người dùng có thể thấy và lập tức liên tưởng đến thương hiệu trong cuộc sống hàng ngày.
Một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả sẽ thể hiện đầy đủ các đặc điểm của thương hiệu bao gồm giọng nói, la bàn thương hiệu,…
#7 Giọng nói và thông điệp thương hiệu (Brand Voice & Messaging)
Bên cạnh những hình ảnh, thương hiệu còn được nhận diện bởi âm thanh và những thông điệp mà thương hiệu mang đến cho khách hàng, có thể được bao gồm bởi những câu chuyện, âm thanh truyền đạt.
Sự đồng nhất trong cách truyền đạt thông điệp và những âm thanh đặc trưng sẽ giúp khách hàng dễ nhận diện. Giọng nói thương hiệu mang lại hiệu quả tốt cho quá trình tạo dựng thương hiệu thông qua việc từ từ thâm nhập vào tiềm thức khiến khách hàng ngay lập tức nhận ra thương hiệu trong thời gian ngắn được gợi nhắc.
#8 Website doanh nghiệp
Website được xem là ngôi nhà, hình ảnh đại diện và cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp. Đây là công cụ, cánh tay đắc lực của doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu.
Những thông tin về doanh nghiệp, tin tức mới nhất hay hàng hóa/dịch vụ đang được kinh doanh sẽ liên tục được cập nhật lên website nhanh nhất. Website doanh nghiệp giúp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng hiệu quả truyền thông và giúp mở rộng không gian bán hàng, tăng độ phủ sóng và độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
#9 Phương tiện truyền thông (Social Media)
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, người dùng dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội (từ 3 – 5h mỗi ngày). Do đó, việc tiếp cận khách hàng trên diện rộng sẽ dễ dàng hơn khi những quảng cáo, tin tức, sản phẩm được đăng trên các mạng xã hội.
Social Media là công cụ tuyệt vời đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nó giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng lượt tương tác với khách hàng đồng thời thúc đẩy hành động mua hàng tiện lợi và nhanh chóng mà lại hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, để có thể đạt được kết quả tốt thì bạn cần đầu tư về mặt nội dung, hình ảnh để thu hút người đọc.
Qua bài viết này chúng ta đã hiểu rõ về khái niệm thương hiệu là gì cũng như các yếu tố giúp một thương hiệu trở nên thành công. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Remaps Media đang cung cấp dịch vụ xây dựng và truyền thông thương hiệu hoàn thiện, đăng ký bảo trợ để thương hiệu được bảo vệ tuyệt đối. Quý khách hàng có thể xem chi tiết về dịch vụ tại đây: Dịch vụ tư vấn và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả.


